ĐÌNH CHỈ SINH HOẠT
ĐẢNG
Câu hỏi 1: Trường
hợp đảng viên vi phạm trong quản lý kinh tế, được thanh tra nhà nước kết luận là cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản xã hội chủ nghĩa và bị chính quyền cấp
trên quyết định cách chức, cơ quan pháp luật đã khởi tố vụ án, nhưng chưa khởi tố bị can.
Chi bộ căn cứ vào kết luận của thanh tra để xem xét, xử lý kỷ luật và đề nghị khai trừ có được
không, hay phải ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng để chờ kết luận của cơ quan pháp luật?
Trả lời:
-
Điểm 4.1, Khoản 4, Điều 40 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định: "Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,
đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng nhằm
ngăn chặn hành vi gây trở ngại cho việc xem xét, kết luận
của tổ chức đảng có thẩm quyền
hoặc hành vi làm
cho vi phạm trở nên nghiêm
trọng hơn.
-
Đảng viên (kể cả cấp ủy viên)
có dấu hiện vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ
quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố,
tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng".
-
Trường hợp như câu hỏi đã nêu, chi bộ
chủ động căn cứ vào quyết định của thanh tra Nhà nước và kết quả
thẩm tra xác minh những
nội dung cần thiết để xem xét, xử
lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề nghị tổ
chức đảng có thẩm quyền
xem xét, xử lý kỷ luật đối với đảng viên vi phạm. Khi có bản án hoặc quyết định của
tòa
án, nếu thấy cần thiết thì chi bộ
hoặc tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét lại
kỷ luật đảng đối với đảng viên
đó.
Theo quy định trên, việc ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên
chỉ thực hiện trong trường hợp đảng viên
(kể cả cấp ủy viên,
có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc đảng viên
bị truy tố hoặc tạm giam. Do đó, không được đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên trong trường hợp bị khởi tố vụ án.
Câu hỏi 2: Đảng viên dự bị bị truy tố hoặc
tạm giam thì ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng hay xóa tên trong danh sách đảng viên dự bị?
Trả lời:
Điều
3, Điều lệ Đảng khóa XI quy định:
"Đảng viên
có quyền:
1.
Được thông tin và thảo luận các vấn đề về
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.
2.
Ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh
đạo các cấp của Đảng theo quy
định của Ban Chấp hành Trung ương.
3,
Phê bình,
chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và
đảng viên ở mọi cấp trong phạm vi tổ chức; báo cáo,
kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu
cầu được trả lời.
4.
Trình
bày
ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luật đối với
mình.
Đảng viên
dự bị có các quyền trên
đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quan lãnh
đạo của Đảng".
Điểm 4.1, Khoản
4, Điều 40 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định: "Đảng viên
(kể cả cấp ủy viên)
có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho hoạt động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ
quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố,
tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng".
Theo các quy định trên thì đảng viên
dự bị có các quyền như đảng viên
chính thức, trừ quyền biểu quyết, ứng cử
và bầu
cử cơ quan lãnh đạo của Đảng.
Do đó, khi đảng viên dự bị bị truy tố hoặc tạm giam thì tổ
chức đảng ra quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng như đảng viên
khác. Sau đó, tổ chức đảng có thẩm quyền căn cứ vào
kết luận hoặc quyết định của cơ quan pháp luật mà xem
xét, xử lý kỷ luật bằng hình thức thích hợp hoặc
xóa tên trong danh sách đảng viên
dự bị.
Câu hỏi 3: Đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng có phải nộp đảng phí không?
Trả lời:
Khoản
4, Điều 2, Điều lệ Đảng khóa XI quy định: Đảng viên
có nhiệm vụ "sinh hoạt đảng và
đóng đảng phí đúng quy định".
Việc
tổ chức đảng quyết định đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên
có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật của Đảng là nhằm ngăn chặn hành
động gây trở ngại cho hoạt động của
cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ
quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố,
tạm giam. Vì vậy,
đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng vẫn
là đảng viên của Đảng (tạm thời không được sinh hoạt đảng trong thời gian bị đình chỉ) phải thực hiện các nhiệm vụ của đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Do đó, đảng viên
bị đình chỉ sinh hoạt
đảng vẫn phải đóng đảng phí theo quy định.
Câu hỏi 4: Trường hợp đảng viên (kể cả cấp ủy viên) đã bị khởi tố và được tại ngoại, nhưng vẫn được sinh hoạt đảng (bao gồm cả sinh hoạt cấp ủy) đều đặn.
Như vậy có đúng không?
Trả lời:
Khoản
4, Điều 40, Điều lệ Đảng khóa XI quy định: "Việc đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,
đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng phải được cấp ủy hoặc ủy
ban kiểm tra có thẩm quyền quyết định theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương".
Điểm 4.1, Khoản
4, Điều 40 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm ra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định:
"Đảng viên
(kể cả cấp ủy viên)
có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật đảng mà có hành vi cố ý gây trở ngại cho các hoạt
động của cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ
quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định truy tố,
tạm giam thì phải đình chỉ sinh hoạt đảng.
Cấp
ủy viên
có dấu hiệu vi phạm nghiêm
trọng kỷ luật đảng mà có hành
động cụ thể cố ý gây trở ngại cho hoạt động của
cấp ủy và công tác kiểm tra của Đảng hoặc bị cơ
quan pháp luật có thẩm quyền ra quyết định khởi tố thì phải
đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy. Cấp ủy viên
bị đình chỉ sinh hoạt
đảng đương nhiên
bị đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy".
Căn
cứ vào
các quy định trên,
trường hợp đảng viên (không giữ chức
vụ) có dấu hiệu vi phạm pháp luật, nếu chỉ mới
bị khởi tố, không bị tạm giam thì chưa phải đình chỉ sinh hoạt đảng đảng viên
đó vẫn được sinh hoạt đảng bình thường.
Trường
hợp đảng viên là cấp
ủy viên
có dấu hiệu vi phạm pháp luật, bị khởi tố
thì phải đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên đó và đương nhiên
không được sinh hoạt cấp ủy và không hoạt động với
danh nghĩa là cấp
ủy viên trong thời gian bị đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy.
Như
vậy, trường hợp cấp ủy viên đã bị khởi tố và
được tại ngoại, nhưng vẫn được sinh hoạt
cấp ủy đều đặn là sai quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của
Đảng.
Câu hỏi 5: Thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy viên và đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng được quy định
như thế nào? Thủ tục thực hiện các thẩm quyền này như thế nào?
Trả lời:
Điểm
51.3, Mục 51 Quy định số 45-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng quy định thẩm quyền
và thủ tục thực hiện đình chỉ sinh hoạt đảng của đảng viên,
đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng
như sau:
"Tổ
chức đảng nào
có thẩm quyền khai trừ đảng viên,
cách chức cấp ủy viên,
giải tán tổ chức đảng thì tổ
chức đảng đó có thẩm quyền
đình chỉ sinh hoạt
đảng của đảng viên,
đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy của cấp ủy viên, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy của cấp ủy
viên,
đình chỉ hoạt động của tổ chức đảng.
a)
Đình chỉ sinh hoạt
đảng của đảng viên do chi bộ và đảng ủy
cơ sở đề nghị, ủy ban kiểm tra cấp
trên
trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng hoặc đảng ủy
cơ sở được ủy quyền quyết định. Đối với đảng viên
là cán
bộ thuộc diện cấp ủy cấp trên quản lý, chi bộ và đảng ủy
cơ sở đề nghị, ban thường vụ cấp ủy quản lý
cán bộ đó quyết định.
b)
Đình chỉ sinh hoạt
đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy của cấp ủy viên do chi bộ
hoặc cấp ủy cùng cấp đề nghị, cấp ủy cấp trên
trực tiếp quyết định. Nếu đảng viên tham gia nhiều cấp ủy thì cấp ủy phát hiện
đảng viên có dấu hiệu vi phạm
đề nghị, cấp ủy có thẩm quyền
cách chức cấp ủy viên,
khai trừ đảng viên đó quyết định.
c)
Đình chỉ hoạt động của một tổ chức đảng do cấp
ủy cấp trên
trực tiếp đề nghị, cấp ủy cấp trên cách một cấp quyết định. Đình chỉ hoạt động của một cấp ủy hoặc ban thường vụ cấp ủy trực thuộc Trung ương do Bộ
Chính trị hoặc Ban Bí thư
quyết định và báo cáo với Ban Chấp hành Trung ương".
Điểm 4.2, Khoản
4, Điều 40 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thẩm quyền đình chỉ sinh hoạt đảng của cấp ủy viên cấp dưới
trực tiếp và
đảng viên là cán
bộ thuộc diện cấp ủy viên
cùng cấp quản lý nhưng không phải
là cấp
ủy viên
cùng cấp như sau:
"Ủy
ban kiểm tra từ cấp huyện, quận và tương đương trở lên được quyền quyết
định đình chỉ sinh hoạt
đảng của cấp ủy viên cấp dưới
trực tiếp và
đảng viên là cán
bộ thuộc diện cấp ủy cùng cấp quản lý (ở Trung ương
là Bộ
Chính trị, Ban Bí thư quản lý) nhưng
không phải là cấp ủy viên
cùng cấp khi bị tạm giam, truy tố; quyết
định đình chỉ sinh hoạt
cấp ủy viên
cấp dưới
trực tiếp khi bị khởi tố".
Nguồn:
http://dangcongsan.vn/