CÔNG TÁC KIỂM TRA,
GIÁM SÁT CỦA ĐẢNG
Câu hỏi 1: Phạm vi và trách nhiệm kiểm tra, giám sát của
các tổ chức cơ sở đảng như thế nào?
Trả lời:
- Các tổ chức đảng có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận
của Đảng, của cấp ủy cấp trên,
của cấp mình
và pháp
luật của Nhà nước
được chấp hành nghiêm chỉnh.
- Các tổ chức cơ sở đảng (chi bộ, đảng ủy) kiểm
tra, giám sát bằng cách chủ yếu sau đây:
Thông qua chế độ hội ý, hội báo phản ánh tình
hình
giữa đảng ủy (ban thường vụ) với các
tổ chức đảng trực thuộc, giữa chi ủy
với các
tổ trưởng tổ đảng; qua sinh hoạt thường kỳ, qua tự phê bình
và phê bình, phân tích chất lượng
đảng viên, tổ chức đảng; qua bình
xét chi bộ, đảng bộ trong sạch, vững mạnh và kiểm
tra, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm về lãnh
đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện của đảng ủy, chi ủy, chi bộ,
tổ đảng và của cán bộ, đảng viên trong việc chấp hành
Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Cùng với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên, đảng ủy, chi bộ
cần có chương trình, kế hoạch kiểm tra định
kỳ theo thời gian hoặc theo thời vụ, chu kỳ sản xuất, đợt vận động hoặc
giám sát theo chuyên đề đối với tổ chức
đảng và đảng viên sinh hoạt và hoạt động trong đảng bộ, chi bộ
về những nội dung cần thiết.
- Khi có
tổ chức đảng hoặc đảng viên
có dấu hiệu vi phạm, bị tố cáo hoặc khi có
yêu
cầu kiểm tra của tổ chức đảng cấp trên thì có kế hoạch tiến hành kiểm tra theo đúng mục đích, yêu
cầu, nguyên tắc, thẩm quyền, quy trình thủ tục.
Câu hỏi 2: Đảng viên có trách nhiệm gì đối với công tác kiểm tra, giám sát?
Trả lời:
Đảng viên
có trách nhiệm tham gia công tác kiểm tra giám
sát và chịu
sự kiểm tra, giám sát của Đảng.
Đảng viên phải thường xuyên
tự kiểm tra trong việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế,
kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đặc biệt là tiêu chuẩn đảng viên,
tiêu
chuẩn cấp ủy viên
và nhiệm
vụ đảng viên, đồng thời nhắc nhở, đôn đốc đảng viên
khác trong chi bộ, đảng bộ chấp hành. Thực hiện tốt tự phê bình
và kịp thời phát hiện, phê bình trung thực, chân thành, thẳng thắn đối với đảng viên
và tổ
chức đảng trong chi bộ, đảng bộ có khuyết
điểm hoặc có dấu hiệu vi phạm. Tích cực tham gia công tác kiểm tra, giám sát theo chương trình, kế hoạch kiểm tra giám
sát của chi bộ, đảng ủy hoặc theo yêu
cầu của cấp ủy và ủy
ban kiểm tra cấp trên.
Mọi hoạt động của đảng viên
đều phải chịu sự kiểm tra của chi bộ
và các
tổ chức đảng có thẩm quyền. Khi cấp
ủy và ủy
ban kiểm tra yêu cầu báo cáo,
cung cấp tài
liệu về những vấn đề có liên quan đến
công tác kiểm tra, đảng viên phải thực hiện đầy đủ,
không gây khó khăn, trở ngại cho công tác kiểm tra.
Câu hỏi 3: Phương pháp tiến hành công tác kiểm tra, giám
sát của Đảng như thế nào?
Trả lời:
Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng là công tác đảng, là sinh hoạt
đảng. Vì vậy,
tiến hành công tác kiểm tra, giám sát phải giữ
đúng nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đúng tính chất công tác đảng.
Phương pháp cơ bản tiến hành công tác kiểm tra, giám
sát là: dựa vào tổ chức đảng; phát huy tinh thần tự giác của tổ chức đảng và đảng viên; phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng; làm
tốt công tác thẩm tra, xác minh đối
với công tác kiểm tra; phối hợp chặt chẽ
công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra, kiểm toán của Nhà nước, thanh tra nhân dân, công tác
kiểm tra, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Câu hỏi 4: Vì sao công tác kiểm tra, giám sát phải dựa vào tổ chức đảng?
Trả lời:
Tổ chức đảng là cơ
quan lãnh đạo, giáo dục,
rèn luyện, quản lý đảng viên
và tổ
chức đảng cấp dưới. Có dựa vào
tổ chức đảng thì cấp ủy và ủy
ban kiểm tra cấp trên mới có
cơ sở để hiểu rõ đặc điểm, tình hình của đảng bộ, những thuận
lợi, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ
chính trị và công tác xây dựng Đảng, ưu điểm, khuyết
điểm, dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng và
đảng viên tạo điều kiện
cho việc xem xét, nhận xét đánh giá hoặc kết luận
được kịp thời, chính xác. Mặt khác, cũng thông qua tổ
chức đảng để giáo dục, đấu tranh, giúp đỡ, tạo điều kiện
để đảng viên nhận rõ khuyết điểm, vi phạm (nếu có) để khắc phục, sửa chữa, tiến bộ. Đồng thời, giúp tổ chức đảng thấy
được trách nhiệm của
mình trong việc quản lý, giáo dục, rèn luyện, kiểm tra, giám sát đảng viên
để điều chỉnh kịp thời.
Câu hỏi 5: Vì sao công tác kiểm tra, giám sát phải phát huy tinh thần tự giác của đảng viên và tổ chức đảng?
Trả lời:
Đảng viên
là những chiến sĩ tiên phong tự nguyện
xin gia nhập Đảng, phấn đấu cho mục
đích, lý tưởng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức đảng
được thành lập theo nguyên tắc tổ chức và cơ
cấu tổ chức của Đảng có mục tiêu
và nhiệm
vụ chính trị rõ ràng, do Điều lệ Đảng quy định. Đó là cơ
sở tư tưởng và tổ chức để đảng viên
và tổ
chức đảng tự giác chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước
và nhiệm
vụ được giao, tự giác chịu sự kiểm tra,
giám sát của tổ chức đảng có thẩm quyền và tự
kiểm tra. Cùng với việc tổ chức đảng trực tiếp quản lý nắm được ưu
điểm, thiếu sót, khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm của
đảng viên, tổ chức đảng thì chính đảng viên
và tổ
chức đảng sẽ tự biết được ưu điểm, khuyết điểm, hạn chế,
dấu hiệu vi phạm của mình,
tự mình tự giác, tự nguyện tự phê bình,
kiểm điểm thì sẽ giúp việc
kiểm tra, giám sát rút ngắn thời gian, có
chất lượng,
hiệu quả. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát phải phát huy tinh thần tự giác của đảng viên
và tổ
chức đảng.
Câu hỏi 6: Vì sao công tác kiểm tra, giám sát phải phát huy tinh thần trách nhiệm xây
dựng Đảng của quần chúng?
Trả lời:
Cách mạng là sự
nghiệp của quần chúng dưới
sự lãnh
đạo của Đảng. Một trong những phương châm xây dựng Đảng là tổ
chức cho quần chúng tham gia xây
dựng Đảng, góp phần kiểm tra, giám sát hoạt động của
các tổ chức đảng, kiểm tra, giám sát công tác
và phẩm chất,
đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên.
Quần chúng gắn bó với tổ chức đảng và đảng viên.
Mọi hoạt động của tổ chức đảng, đảng viên,
kể cả ưu điểm, thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế,
dấu hiệu vi phạm, quần chúng luôn luôn quan tâm
và nhận
biết. Vì vậy,
công tác kiểm tra phải phát huy tinh thần trách nhiệm xây
dựng Đảng của quần chúng. Những ý
kiến đóng góp của quần chúng đối với tổ
chức đảng và đảng viên
sẽ giúp thêm cơ
sở để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kết luận
được khách quan, chuẩn xác.
Câu hỏi 7: Vì sao kiểm tra phải làm tốt công tác thẩm tra, xác minh?
Trả lời:
Yêu
cầu cơ bản trong công tác kiểm tra là phải
đánh giá, kết luận đúng ưu điểm, khuyết
điểm, vi phạm (nếu có) của tổ chức đảng và
đảng viên được kiểm tra để
có quyết định chính xác. Muốn vậy,
ngoài
việc phải dựa vào tổ chức đảng, phải phát huy tinh thần
tự giác tự phê bình của đảng viên
và tổ
chức đảng, phát huy trách nhiệm xây dựng
Đảng của quần chúng, phải hết sức coi trọng và làm
tốt công tác thẩm tra, xác minh.
Thực tiễn cho thấy có nhiều tổ chức đảng và
đảng viên có dấu hiệu vi phạm,
khi được kiểm tra đã tự giác tự phê bình,
kiểm điểm nghiêm túc trước tổ chức
đảng có thẩm quyền
nhưng cũng có không ít tổ chức
đảng và đảng viên quanh co, giấu giếm khuyết
điểm, vi phạm, thậm chí
tìm
mọi cách
đối phó, gây khó khăn, trở ngại đối với công tác kiểm tra hoặc khuyết điểm, vi phạm
lộ đến đâu thì nhận đến đó. Tổ chức
đảng quản lý đảng viên
và tổ
chức đảng được kiểm tra, có nơi còn hữu khuynh, thiếu tinh thần chiến
đấu, thậm chí dung túng, bao che cho đảng viên
và tổ
chức đảng vi phạm.
Mặt khác, mọi hoạt
động của đảng viên
và tổ
chức đảng bao giờ cũng diễn ra trong không gian, thời gian, hoàn
cảnh, điều kiện cụ thể, với những diễn
biến, tình tiết khác nhau; nhiều khi có
liên quan đến nhiều người,
nhiều tổ chức, nhiều cấp, ở nhiều địa điểm, thời
gian khác nhau; có việc còn
giữ nguyên bằng chứng, có việc bằng chứng
đã bị thất lạc hoặc thay đổi để xác định rõ đối tượng vi phạm,
nội dung, tính chất, mức độ, tác hại
và nguyên
nhân của vi phạm và các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ để có kết luận
chính xác, xử lý công minh, chính xác, kịp thời; đòi hỏi khi tiến hành
kiểm tra phải coi trọng và làm
tốt công tác thẩm tra, xác minh; chưa thẩm tra, xác minh thì chưa
được kết luận.
Câu hỏi 8: Chi ủy có phải là tổ chức đảng không? Nếu là tổ chức đảng thì có phải là chủ thể là đối tượng kiểm
tra, giám sát không?
Trả lời:
Khoản 4, Điều 24
Điều lệ Đảng hóa XI quy định: "Chi bộ
có dưới chín đảng viên
chính thức, bầu bí thư chi bộ;
nếu cần bầu phó bí thư. Chi bộ có chín
đảng viên chính thức trở lên, bầu chi ủy,
bầu bí thư và phó bí thư chi bộ trong số chi ủy
viên".
Tiết 1.1.1 và Tiết
1.1.2, Điểm 1.1, Khoản 1 Điều 30 trong Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật của Đảng trong Chương VII và Chương
VIII Điều lệ Đảng khóa XI ban hành kèm theo Quyết định số 46-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định:
"Chủ thể kiểm tra và giám
sát: Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy từ cấp trên
cơ sở trở lên;
ủy ban kiểm tra; các ban đảng, văn phòng cấp ủy, cơ quan ủy ban kiểm tra (gọi chung là các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy); ban cán sự đảng, đảng đoàn
(chỉ là chủ
thể kiểm tra).
Đối tượng kiểm tra và giám
sát: Chi bộ, đảng ủy bộ phận, đảng ủy cơ sở; cấp ủy, ban thường cấp
ủy, thường trực cấp ủy từ cấp trên cơ sở trở lên;
ủy ban kiểm tra; các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; ban cán sự đảng, đảng đoàn;
đảng viên".
Như vậy, theo các quy định trên thì chi ủy là tổ chức đảng, nhưng thực tế cho thấy mọi hoạt động của chi ủy đều do chi bộ
lãnh
đạo và quyết định, ra nghị quyết, chi ủy chỉ có trách nhiệm chuẩn bị nội dung sinh hoạt,
hoạt động của chi bộ, chi ủy
không có thẩm quyền
ra nghị quyết, không có thẩm quyền thi hành kỷ luật. Vì vậy, chi ủy
không phải là chủ thể và đối tượng kiểm tra, giám sát.
Câu hỏi 9: Đảng viên chưa đủ một năm tuổi Đảng có được bầu vào cấp ủy Đảng
không?
Trả lời:
Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 4-8-2009 của Bộ
Chính trị (khóa XI) về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng nêu rõ:
"Việc lựa chọn,
giới thiệu nhân sự cấp ủy khoá mới căn
cứ vào
tiêu
chuẩn chung của cán bộ được quy định trong Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ. Cụ thể là:
- Tuyệt đối trung thành
với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, có tinh thần yêu
nước sâu sắc, tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên
định mục tiêu
độc lập dân
tộc và chủ
nghĩa xã hội; phấn đấu thực hiện có kết quả
đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức
tổ chức kỷ luật. Trung thực, không cơ
hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình
độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm,
đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
có trình
độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực
và sức
khỏe để làm
việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được
giao.
Cần đặc biệt nhấn
mạnh tiêu chuẩn về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực,
hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ được
giao; uy tín trong Đảng, trong xã hội; tư duy đổi mới,
khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý vấn đề mới và vấn
đề phức tạp nảy sinh; khả năng đoàn
kết, quy tụ; phong cách làm
việc khoa học, dân chủ, sâu sát, nói đi đôi với làm,
dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm.
Lãnh
đạo chủ chốt của cấp ủy phải thực
sự tiêu
biểu về bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức và sự cống hiến, có uy tín trong cán bộ, đảng viên
và nhân
dân; nói chung đã kinh qua lãnh đạo chủ
chốt cấp dưới.
Không cơ cấu vào cấp ủy những cán bộ, đảng viên
mà bản thân hoặc vợ (chồng), con vi phạm các quy định của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vi phạm
những điều đảng viên, cán bộ, công chức không được làm.
Trên
cơ sở tiêu
chuẩn chung, các cấp ủy xây dựng tiêu
chuẩn cụ thể đối với từng đối tượng, từng chức danh cán bộ trong từng
loại hình tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị, sát hợp với
yêu
cầu nhiệm vụ của mỗi đảng bộ".
Như vậy, theo các quy định trên, không quy định đảng viên
chưa đủ một năm tuổi Đảng thì không
được bầu vào
cấp ủy.
Câu hỏi 10: Chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở xã có số lượng đảng viên ít (từ 3-5 đồng chí), mức thu nhập thấp, lại ở phân
tán; đảng ủy xã cho phép chi bộ trích lại 50% tiền đảng phí thu được, 50% nộp lên đảng ủy cơ sở xã. Như vậy là đúng hay sai?
Trả lời:
Tiết a, Điểm 1.1,
Khoản 1 Mục II trong Công văn số 141-CV/VPTW/nb
ngày
17-3-2011 của Văn phòng Trung ương Đảng hướng dẫn thực hiện Quyết định số
342-QĐ/TW ngày
28-12-2010 của Bộ Chính trị về chế độ đảng phí quy định: "Các
chi bộ trực thuộc đảng bộ xã, phường, thị trấn; các chi bộ
đại hội; chi bộ đồn, tàu biên phòng, tàu
hải quân, tàu cảnh sát biển;
các chi bộ đài, trạm ra đa; chi bộ đóng quân ở các xã biên
giới vùng
sâu, vùng
xa, trên
các đảo được trích lại 50%, nộp lên cấp ủy cấp trên
50%".
Trường hợp nêu
trên,
đảng ủy xã cho phép chi bộ trực thuộc được trích để lại 50% đảng phí
thu được là đúng quy định theo quyết
định của Bộ Chính trị.
Câu hỏi 11: Tại đại hội đảng bộ cơ sở, đồng chí Y được giới thiệu tham gia cấp ủy khoá mới (2010 - 2015) nhưng đã xin rút khỏi
danh sách bầu cử. Đoàn chủ tịch đại hội không cho rút, kết quả bầu cử: đồng chí Y không trúng cử cấp ủy khoá mới. Có ý kiến cho rằng đoàn chủ tịch cố ý hạ uy tín đồng chí Y.
Ý kiến đó có đúng không?
Trả lời:
Tiết 1.3, Khoản 1
Điều 10 trong Quy chế bầu cử trong Đảng, ban hành
kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW
ngày
17-4-2009 của Bộ Chính trị khoá X quy định nhiệm vụ của Đoàn
chủ tịch đại hội đảng. Một trong các nhiệm vụ đó là:
"Tổng hợp danh sách những người ứng cử,
đề cử và những
người xin rút; xem xét, quyết định cho một số
người được rút hoặc không được rút khỏi danh sách bầu cử; trường hợp còn
nhiều ý kiến chưa thống nhất thì đoàn
chủ tịch xin ý kiến của đại hội; lập danh sách bầu cử, lấy biểu quyết của đại hội thông qua danh sách
bầu cử".
Như vậy, việc không cho đồng chí
Y rút khỏi danh sách bầu cử thuộc thẩm quyền của Đoàn
chủ tịch. Nếu đại hội đã biểu quyết thông qua danh sách bầu cử và đồng chí Y có tên trong danh sách
đó thì Đoàn
chủ tịch đã thực hiện đúng quy định. Do vậy, ý kiến
như câu hỏi nêu
trên
là không
đúng.
Câu hỏi 12: Một đảng viên bị xóa tên trong thời gian dự bị vì sinh con thứ ba
vào năm 2004, đến nay đã có quá trình phấn đấu tích cực và có nguyện vọng được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Trường hợp này có kết nạp Đảng được không?
Trả lời:
Điểm 9.2, Mục 9 Quy định số 45-QĐ/TW ngày
01-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng nêu
rõ:
"Đối tượng không xem xét kết nạp lại: Không xem xét, kết nạp lại những người
trước đây ra khỏi Đảng vì lý
do: vi phạm lịch sử chính trị
và chính trị hiện nay theo quy định của Bộ Chính trị; tự bỏ sinh hoạt
đảng; làm
đơn xin ra Đảng (trừ trường hợp vì lý
do gia đình đặc biệt khó khăn); gây mấtđoàn
kết nội bộ nghiêm trọng; bị phạt tù vì tội tham nhũng; bị án hình
sự từ mức nghiêm trọng trở lên".
Như vậy, theo quy định trên thì trường
hợp đảng viên bị xóa tên trong thời gian dự bị vì sinh con thứ ba vẫn được kết nạp lại vào
Đảng. Tuy nhiên, việc xét kết nạp
lại đảng viên phải căn cứ vào quá trình phấn đấu, rèn luyện và việc chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước của đối tượng được xét kết nạp lại và yêu
cầu của công tác xây dựng Đảng tình
hình thực tế của từng đảng
bộ để tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Nguồn:
http://dangcongsan.vn/